Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy lớp 10 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất khoa học, cẩn thận, đầy đủ các nội dung tiết học trong năm 2022 – 2023. Qua đó, giúp quý thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cho học sinh của mình theo quy định mới của Bộ GD&ĐT. Vậy sau đây là trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo Công văn 5512, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.
Bạn đang xem: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG (12 TIẾT)
I/ MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, HS sẽ:
1. Về kiến thức
– Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện.
– Tìm hiểu truyền thống nhà trường.
– Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
– Thực hiện một số biện pháp thu hút bạn tham gia hoạt động chung.
– Lập và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
– Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
– Rèn luyện bản thân để thực hiện tốt nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng.
2. Năng lực:
– Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
– Năng lực riêng:
+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ các nội quy của trường, lớp, cộng đồng, HS áp dụng và thực hiện mỗi ngày để hoàn thành và không vi phạm.
+ Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, cộng đồng.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
– Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
– Máy chiếu, máy tính
– Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt
động khởi động.
– Một quả bóng nhỏ, hoặc một nắm giấy vo tròn.
– Những tình huống chưa tuân thủ nội quy và các tình huống khắc phục khó khăn để
thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
– Biện pháp giúp HS thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
– Mẫu kế hoạch rèn luyện thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp và cộng đồng.
2. Đối với HS:
– SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
– Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng; những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này.
– Suy ngẫm về các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
– Giấy để viết kế hoạch cá nhân.
– Suy ngẫm về cách thiết kế hoạt động chung có ý nghĩa xã hội.
– Suy ngẫm về câu hỏi: HS cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?
– Bút lông, giấy (sử dụng cho các hoạt động thảo luận nhóm).
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Tạo tâm lý hứng thú cho học sinh, tâm thế sẵn sàng, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu chủ đề mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video/ nghe bài hát/ câu chuyện/ chơi trò chơi,… phù hợp với
nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào các hoạt động.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu video bài hát «Mái trường thân yêu» của nhạc sĩ Phan Huy Hà, yêu cầu HS lắng nghe, cảm nhận và có thể hát theo giai điệu bài hát trong lượt phát lần 2
(
– GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bài hát.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hào hứng, chăm chú lắng nghe từng câu từ và hát cùng hát theo.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ- KẾT NỐI
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội quy của nhà trường (Tiết 1)
GVCN thực hiện
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện (Tiết 2)
a. Mục tiêu: HS nêu được những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng và xác định biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng, thảo luận và xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được nội quy và đưa ra được biện pháp thực hiện tốt nội quy trường, lớp, cộng đồng
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS: Em hãy nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp? – GV gợi ý cho HS: + Quy tắc giao tiếp, ứng xử + Quy định trong học tập + Quy định về trang phục + Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung + Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường + …… – GV yêu cầu HS: Nêu những quy định chung của cộng đồng nơi các em đang sống? – GV gợi ý cho HS: + Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng + Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lần lượt tiếp nhận các nhiệm vụ của GV, liên hệ với trường, lớp nơi mình đang học, liên hệ với tập thể nơi mình sinh sống để xung phong trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp. – GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định chung của cộng đồng nơi mình sinh sống. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 2. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Xác định biện pháp để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp + Xác định biện pháp để thực hiện tốt quy định của cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, phân công công việc cho các thành viên, tổ chức thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV cùng HS phân tích, tổng hợp và khái quát, bổ sung các biện pháp thực hiện nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng và các rèn luyện vượt qua cản trở. |
1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện. a. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng – Nội quy của trường, lớp: + Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo + Học và làm bài đầy đủ + Mặc trang phục theo quy định của trường + Có ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp + ….… – Quy định chung của công cộng: + Tôn trọng, bảo vệ tài sản chung + Ứng xử có văn hóa nơi công cộng + …….. b. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng * Biện pháp chung của lớp: – Xây dựng tiêu chí thi đua – Theo dõi việc thực hiện của từng cá nhân. – Giúp đỡ những bạn gặp khó khăn khách quan. * Biện pháp của từng cá nhân: – Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh. – Hoàn thành các nhiệm vụ được giao – Tích cực tham gia các hoạt động tập thể – Xác định cách khắc phục điểm yếu – Rèn việc thực hiện nội quy trở thành thói quen thường ngày – …………. Kết luận: Những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng nhằm tạo nền nếp, môi trường học tập và môi trường sống thuận lợi cho mọi người. Vì vậy mỗi người cần tự giác thực hiện đầy đủ và rèn luyện thành thói quen để thực hiện đầy đủ các quy định này. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu truyền thống nhà trường (Tiết 3)
a. Mục tiêu: HS xác định được các truyền thống của nhà trường và chia sẻ được những việc nên làm để phát huy truyền thống của trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ hiểu biết, cảm xúc về truyền thống nhà trường
c. Sản phẩm học tập: Ghi được những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chiếu hình ảnh, những cuốn video tư liệu để giới thiệu cho HS biết thêm về truyền thống của trường. – GV yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về những truyền thống của nhà trường. – GV phân tích, khái quát truyền thống nhà trường. – GV đặt câu hỏi, yêu cầu cả lớp thảo luận chung: Các em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS theo dõi các tư liệu về truyền thống nhà trường – HS thảo luận, đưa ra các việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tiết học |
2. Tìm hiểu truyền thống nhà trường – Truyền thống nhà trường là những giá trị của trường được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ thầy, trò đã từng công tác và học tập tại trường. – Những việc HS cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường: + Cố gắng học tập, rèn luyện tốt + Luôn có ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện các chủ trường, hoạt động của trường. + Tự hào là HS của trường, tôn trọng các giá trị truyền thống của trường, không có hành vi, hành động vi phạm các giá trị truyền thống ấy. + Tuyên truyền về truyền thống nhà trường đến những bạn còn chưa biết tôn trọng những giá trị truyền thống của trường. + Tổ chức giáo dục đồng đẳng về truyền thống nhà trường và trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống của từng HS. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng (Tiết 4)
a. Mục tiêu: HS xác định những điều đã được thực hiện tốt, chưa tốt và xác định được nguyên nhân, biện pháp khắc phục để thực hiện tốt nội quy của trường lớp và quy định của cộng đồng.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết.
c. Sản phẩm học tập: HS mạnh dạn chia sẻ trước lớp những điều thực hiện tốt, chưa tốt nội quy của lớp và cách khắc phục.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết (GV vo tờ giấy thành bông tuyết và ném về phía học sinh. Bông tuyết rơi vào ai, người đó sẽ chia sẻ, sau đó lại được quyền ném bông tuyết cho các bạn khác). – GV gợi ý nội dung chia sẻ: + Những điều em thực hiện tốt và chưa tốt trong thực tiễn đời sống nhà trường, lớp học. + Lựa chọn những điều thực hiện chưa tốt nội quy của trường, lớp để xác định nguyên nhân, biện pháp khắc phục. – Sau khi HS chia sẻ, GV yêu cầu cả lớp góp ý giúp các bạn điều chỉnh biện pháp cho phù hợp hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ lại những nội quy và việc mình đã làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS lần lượt tham gia chia sẻ trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhắc nhở HS toàn lớp cùng thực hiện tốt nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng sau khi khắc phục những việc làm chưa tốt. |
3. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng |
Hoạt động 5. Giáo dục truyền thống nhà trường (Tiết 5)
a. Mục tiêu: HS lập và thực hiện được kế hoạch giá dục truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV lần lượt triển khai các hoạt động:
Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường
Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường
c. Sản phẩm học tập: HS ghi nhận được nhiều điều để biết thêm và học thêm được truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc kế hoạch tổ chức giáo dục “Tôn sư trọng đạo”, tham khảo mẫu. – GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một truyền thống của nhà trường để xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, chia sẻ ý kiến để xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV yêu cầu từng nhóm chia sẻ kế hoạch của nhóm mình để các nhóm góp ý về tính khả thi và hợp lí của kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nhiệm vụ. Nhiệm vụ 2. Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu từng nhóm thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống đã xây dựng theo nhóm vào thời gian và không gian tùy chọn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm bàn bạc lên thời gian và không gian cụ thể, thông báo cho các bạn trong lớp và mời GV, đại diện Đoàn trường tham dự. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện – GV ghi nhận thời gian của các nhóm. Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống của nhóm mình theo gợi ý trong sgk. + Nội dung truyền thống + Thành công và những điều cần rút kinh nghiệm + Hình thức tổ chức – GV lưu ý HS kế hoạch giáo dục truyền thống cần làm rõ những nội dung: + Giới thiệu lí do vì sao tổ chức giáo dục truyền thống đã chọn. + Làm rõ quá trình hình thành và phát huy truyền thống đó như là một giá trị văn hóa của trường. + Phân tích tác động của truyền thống đó đến sự phát triển nhân cách HS và quá trình phát triển nhà trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm lần lượt trình bày kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường mà nhóm đã lập ra Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV khuyến khích các nhóm chia sẻ những điều đã học tập từ nhóm bạn và rút ra những bài học chung về: + Những việc cần làm khi tổ chức hoạt động + Những việc cần tránh khi tổ chức hoạt động. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét. Nhiệm vụ 4. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến cá nhân không trùng lặp về ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo gợi ý: + Đối với bản thân + Đối với nhà trường + Đối với xã hội Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình – GV ghi lại những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng để có dữ liệu phân tích. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – Trên cơ sở ý kiến của HS, GV cùng cả lớp phân tích, khái quát ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường và kết luận. |
4. Giáo dục truyền thống nhà trường a. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống Gợi ý: + Dạy tốt – Học tốt + Thực hiện nội quy trường lớp + Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau + Tích cực tham gia hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường,… b. Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường – Các nhóm thảo luận và lên kế hoạch thực hiện c. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống – Các nhóm lần lượt trình bày d. Ý nghĩa hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường + Nâng cao ý thức trách nhiệm, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của nhà trường ở từng thế hệ HS. + Giáo dục HS lòng tự hào về trường, tạo động lực rèn luyện, phấn đấu, phát triển những tiềm năng của bản thân. + Các giá trị văn hóa của nhà trường là chất liệu để giáo dục nhân cách HS. + Tạo động lực cho đội ngũ GV và lãnh đạo nhà trường xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện, hạnh phúc. + …. |
……………….
Tải File về để xem thêm KHBD Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức
Chuyên mục: Tài liệu
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !